Bố mẹ nên chăm sóc thế nào khi trẻ bị đầy hơi?

Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ trong những năm đầu đời rất hay bị chứng đầy hơi, ăn không tiêu, gây chán ăn, sút kg ảnh hưởng đến sức khỏe, sự phát triển thể chất. Vậy phải làm gì để khắc phục tình trạng này? Bố mẹ hãy đọc hết bài viết này từ Yến Sào Phố Núi nhé!

Trẻ đầy hơi, khó tiêu là do đâu?

Đầy bụng chướng hơi ở trẻ sơ sinh chủ yếu là do chế độ dinh dưỡng chưa được phù hợp. Nhiều mẹ do không biết cách, cho trẻ ăn dặm sớm trước 5-6 tháng tuổi, ăn cơm sớm khi chưa mọc đủ răng hàm, hoặc ăn các thức ăn mà cơ thể trẻ chưa đủ men để tiêu hóa. Điều này khiến thức ăn chưa tiêu hóa hết ứ đọng trong đường ruột của bé, bị vi khuẩn lên men và sinh ra nhiều hơi dẫn đến bụng chướng căng.

Đối với trẻ sơ sinh thì việc ép hoặc cho ăn quá nhiều trong một bữa sẽ gây cản trở đến hoạt động của hệ tiêu hóa. Trẻ ở mỗi độ tuổi có thể tích dạ dày và chiều dài ruột tương ứng. Trẻ nhỏ, dạ dày cũng nhỏ, vì vậy ăn mỗi lần được rất ít, phải ăn thành 6-8 bữa mỗi ngày mới nạp đủ nhu cầu năng lượng và chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển. Nếu bị ép ăn quá nhiều một lúc hoặc chưa đủ thời gian để tiêu hóa hết đã cho ăn thêm thì trẻ dễ bị nôn. Thức ăn chưa tiêu bị đẩy nhanh xuống đường ruột, gây ra tình trạng đi cầu, chướng bụng ở trẻ.

Vậy khi trẻ bị đầy hơi chướng bụng, bố mẹ nên làm gì?

Massage bụng cho trẻ

Đầu tiên, các bà mẹ cần làm giảm lượng hơi trong dạ dày trẻ, giúp trẻ cảm thấy dễ chịu, thoải mái hơn. Để giúp trẻ dễ chịu hơn, mẹ cần massage bụng cho trẻ thường xuyên, không những trẻ thấy thoải mái mà cách này sẽ giảm được lượng hơi trong dạ dày hiệu quả. Mẹ nên nhẹ nhàng dùng các ngón tay xoay tròn theo chiều kim đồng hồ từ rốn ra ngoài bụng của bé. Có thể dùng dầu massage để tay mẹ không bị rít khi chạm vào da của con, hơn nữa còn hỗ trợ giúp bé cải thiện đầy hơi, trướng bụng và ngăn ngừa táo bón.

Giúp trẻ ợ hơi

Sau mỗi lần cho con bú, đừng quên giúp bé ợ hơi nhé. Một số bé khó để ợ hơi hơn những bé khác nhưng đừng vội nản. Bạn có thể thử nhiều tư thế và phương pháp nhau.

  • Ẵm bé tựa đầu vào vai bạn và vỗ nhẹ lên lưng bé.
  • Ẵm bé tựa đầu vào vai bạn và xoa lưng bé theo những chuyển động tròn dọc theo xương sống từ dưới lên tới cổ.
  • Động tác này giúp đưa không khí từ trong bụng lên trên và đẩy ra ngoài.
  • Đặt bé ngồi trên đùi, một tay giữ nhẹ cằm bé còn tay kia xoa hoặc vỗ lưng cho bé.
  • Để bé nằm sấp trên đùi bạn và vỗ hoặc xoa lưng cho bé.
  • Nếu bé vẫn còn dấu hiệu đầy hơi, bạn có thể thực hiện động tác nhiều lần.

Thay đổi cách cho con ăn

Một sự thay đổi nhỏ trong bữa ăn cũng có tạo ra khác biệt rất lớn. Nếu bạn đang cho con bú, hãy chắc chắn con đang ngậm núm vú đúng cách, tránh hút phải khí thừa. Đối với những bình sữa, bạn nên chuyển sang dùng dạng bình có núm vú chảy chậm để con không bị nghẹn. Và như mọi khi, đảm bảo bé nhà bạn nằm ở tư thế nghiêng nhằm hỗ trợ tốt hơn cho việc tiêu hóa của bé. Khi trẻ bú, không nên để không khí lột vào tránh trẻ nút phải hơi khí.

Bổ sung yến sào mỗi tuần

Hàm lượng protein, các acid amin và các nguyên tố đa vi lượng có trong yến sào kích thích hệ tiêu hóa làm bé ăn ngon miệng.

Ngoài ra, trong yến sào còn chứa Crom (Cr) giúp cơ thể tăng cường khả năng hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn qua đường ruột, hệ tiêu hóa của bé làm việc tốt hơn, không bị đầy hơi, khó tiêu.

Các chuyên gia về yến sào đã đưa ra lời khuyên rằng đối với trẻ dưới 7 tháng tuổi, sữa mẹ vẫn nên là nguồn thức ăn chính do hệ tiêu hóa của bé khi này còn rất yếu ớt. Nếu muốn bổ sung yến sào vào bữa ăn cho bé, các bậc phụ huynh chỉ nên áp dụng khi bé đã đủ 7 tháng tuổi (lúc bé bắt đầu ăn dặm).

Hy vọng với những chia sẻ trên, ba mẹ đã biết cách chăm sóc con để bé yêu luôn khoẻ mạnh và phát triển toàn diện.

Nếu bạn quan tâm tới sản phẩm các sản phẩm đến từ yến sào, yến tinh chế của chúng tôi, hãy liên hệ với chúng tôi qua website: yensaophonui.com.vn hoặc số Hotline: 0838.81.6979 để chúng tôi tận tình tư vấn!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *